100% chính hãng | Bảo hành chính hãng | Cam kết chất lượng | Miễn phí vận chuyển tp từ 500k |
Số lượng trong kho: 0
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Giá niêm yết: 220.000 VND
Giá ưu đãi: 200.000 VND
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Cây mọc hoang được thu hoạch phơi khô để chữa bệnh rất tốt cây thường mọc quanh các bãi đất trống
Cây mọc hoang hành từng bụi cây sống nâu năm người ta thường thu hai sau đó đem phơi khô để sử dụng
Mô tả: Cây thảo mọc bò hay leo, dài 2-3m. Thân nhẵn, màu đỏ nâu, có rãnh dọc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay hơi thuôn, dài 4-7cm, rộng 3-5cm, ngọn lá hẹp nhọn, các lá phía trên nhỏ hơn, gần như không cuống và ôm vào thân; bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt. Cụm hoa hình chùm xim, ở đầu cành dài 5-7cm, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh thuôn dài, có hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen.
Mùa hoa quả tháng 7-11.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Polygoni Chinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mianma, Inđônêxia. Thu hái toàn cây hay lá quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô dùng.
Thành phần hóa học: Cả cây chứa rubin, rheum emodin, oxymethylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol. Còn có caroten, vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi ngọt, cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu phù. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng bổ, chữa thương và chống bệnh scorbut.
Thường dùng chữa 1. Lỵ, viêm ruột; 2. Viêm amygdal, viêm họng, bạch hầu, ho gà; 3. Viêm gan, đục giác mạc; 4. Nấm âm đạo, bạch đới, viêm vú; 5. Mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, đòn ngã. Liều dùng 15-60g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng lá tươi giã ra lấy dịch uống. Để dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp tại chỗ đau.
Nhân dân thường lấy lá tươi giã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh Thồm lồm ăn tai, tức là chứng loét dái tai do nhiễm liên cầu khuẩn. Người ta cũng dùng lá chữa các trường hợp lở khác. Trong dân gian cũng thường dùng rễ làm thuốc tiêu độc chữa chứng xích bạch lỵ và ung nhọt, mài với giấm đắp vào để trị vết thương do rắn, côn trùng, chó cắn; nó cũng là loại thuốc chữa đòn ngã. Cành lá hoặc rễ giã đắp sẽ làm tan máu ứ rất nhanh. Quả cây và lõi thân còn non dùng ăn giải được khát. Cành lá cũng có thể dùng làm thuốc gây nôn khi bị ngộ độc.
Thồm lồm còn gọi là "đuôi tôm", "mía giò", "bẻm", "mía bẻm", "mía nung", "cây lôm", "chuồng chuồng", "hỏa khôi mẫu", "săm koy" (Luang Prabang), ... tên khoa học là Polygonum sinense L., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Thồm lồm là loài cây thảo, sống dai, thân đứng, nhẵn, có rãnh dọc, nhiều khi mọc rất dài và leo lên cao. Lá hình bầu dục hay hơi thuôn, phía cuống lá hơi tròn, ngọn lá hẹp nhọn. Lá phía trên nhỏ hơn và gần như không cuống, ôm vào thân. Lá ở phía dưới có hai tai nhỏ tròn, bẹ chìa mỏng và ngắn hơn các dóng của thân. Cụm hoa thành đầu, họp thành xim ngù tận cùng, có cuống phủ rất nhiều lông có hạch tiết. Quả ba cạnh, thuôn dài. Cây mọc hoang ở khắp nơi. Trâu bò thích ăn loại cây này, vì thân cây có vị ngọt.
Theo Đông y: cây thồm lồm có vị chua, ngọt, tính bình; vào 3 kinh Can, Tỳ và Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết (mát máu), giải độc. Dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, vàng da, viêm họng, đới hạ, kinh phong, chấn thương, ung nhọt, sưng lở. Liều dùng: Uống trong, ngày dùng 12-20g sắc uống; dùng ngoài, liều lượng tùy theo trường hợp.
Thời trước, tại một số nơi, người ta dùng lá tươi, giã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét - gọi là bệnh "thồm lồm ăn tai".
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi:
- Năm 1968, Khoa da liễu Quân y viện 108 căn cứ vào kinh nghiệm nhân dân, dùng thồm lồm chữa thồm lồm ăn tai - mà thực chất là một loét kẽ tai - do nhiễm liên cầu khuẩn, đã thử áp dụng chữa những bệnh ngoài da nhiễm liên cầu khuẩn khác, như chốc đầu, chốc mép, chốc da thường, eczema nhiễm khuẩn, ... Kết quả trong 18 tháng đã chữa 11 trường hợp chốc đầu khỏi 9 (từ 4-8 ngày), loét kẽ tai chữa 5 khỏi 4 (sau 5-10 ngày), chốc mép chữa 1 khỏi 1 (sau 15 ngày), viêm da nhiễm khuẩn chữa 4 khỏi 4 (sau 4-7 ngày). Đặc biệt, đã chữa một em bé bị chảy dãi nặng, da cằm bị viêm đỏ trợt, tanh hôi đã dùng nhiều thứ thuốc không khỏi, khi dùng dung dịch lá thồm lồm chấm mỗi ngày 2-3 lần chỉ sau 5 ngày cằm hết viêm đỏ. Gia đình tự động cho em bé uống mỗi ngày từ 2-3 thìa con dung dịch lá thồm lồm (việc sử dụng này ngoài chỉ định của thầy thuốc) thì cùng với bệnh viêm da cằm, bệnh chảy dãi cũng khỏi dần, sau hơn một năm không thấy tái phát.
- Cách và liều sử dụng của bệnh viện 108: Lấy lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm nước lã đun sôi để ấm, lọc qua gạc thành một dung dịch đặc. Hoặc lấy 5kg lá tươi, cho vào 10 lít nước, đun cạn còn 2 lít, lọc và cô thành cao. Dùng dung dịch lá tươi hoặc cao bôi lên nơi có tổn thương ngày 2-3 lần. Trước khi bôi thuốc có thể kết hợp rửa, ngâm, tắm bằng nước lã đun sôi để ấm pha thêm muối, thuốc tím loãng hoặc nước có vò lá thồm lồm tươi. Cần chú ý tránh kỳ cọ, vò xát mạnh làm bật máu trợt da thêm.
- Đối với Eczema: Đã chữa 14 bệnh nhân, khỏi hẳn 1 người, 9 bệnh nhân đỡ chảy nước, 2 không chuyển biến, 2 nặng thêm. Cho nên kết luận: Đối với eczema thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng cấp tính.
Họ Tên
Tuyên bố trách nhiệm: ( thông tin trên mang tính chất tham khảo, khi sử dụng cần hỏi ý kiến Bác Sĩ )
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Gọi Đặt Hàng : 0948808065 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h