100% chính hãng | Bảo hành chính hãng | Cam kết chất lượng | Miễn phí vận chuyển tp từ 500k |
Số lượng trong kho: 30
Đánh giá 9 lượt đánh giá
Giá niêm yết: 150.000 VND
Giá ưu đãi: 120.000 VND
Cây muồng trâu chủ yếu người ta sử dụng ở dạng lá khô có tác dụng sổ độc phòng ngưa và điều trị bệnh ung thư, nhất là bệnh gan
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Cây muồng trâu chữa bệnh ung bướu Cây muồng trâu thường mọc ơ những bãi đất trống , ưa nước, cây chủ yếu thấy ở miền tây.
Tên khác Muồng lác - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả Cây muồng trâu: câynhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành. Lá lớn có cuống dài 30-40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám.
Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.
Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.
Thành phần hóa học: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có flavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.
Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá muồng trâu có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.
Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá Muồng Trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.
Công năng:
Nhuận gan, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu thực, nhuận tràng, sát trùng, chỉ dương (ngừng ngứa).
Chứng táo bón, nhiều đờm, phù thũng, đau gan, da vàng. Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kinh, thấp chẩn.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-5 g (nhuận tràng), dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, rửa sạch và cạo tróc vẩy hắc lào, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi vò, sát vào chỗ bị hắc lào.
Bài thuốc:
Chữa táo bón: Muồng trâu 20g, Chút chít 20g, Đại hoàng 4-6 g sắc uống trong ngày.
Chữa hắc lào:
Lá muồng trâu tươi giã nát, lấy nước bôi thêm ít muối hoặc dịch quả chanh tác dụng càng mạnh hơn.
Lá muồng trâu đem nghiền nát. Đổ vào đó nước đun sôi có pha natri fluorid, để yên trong 24h, rồi lọc qua vải. Thêm vào bã ít cồn 900, ngâm 24h rồi ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước lại, có tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri fluorid. Có thể chế thuốc 1/5 từ cao.
Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.
Trường hợp mẩn ngứa ngoài da: Lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay chế biến thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da. Ngoài ra có thể sử dụng 5 - 20g cuống lá và quả khô (không hạt), ngâm trong 1 lít nước đun sôi, uống 1 cốc nhỏ vào buổi tối.
Táo bón do nhiệt: Giã nát lá muồng trâu tươi lấy nước uống, hoặc dùng lá khô để sắc lấy nước dùng: Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1 cốc trước khi đi ngủ. Hoặc: muồng trâu 20g, chút chít 20g, đại hoàng 6g sắc với 500ml nước uống trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Giảm đau khi viêm họng: Rửa sạch lá muồng trâu, giã nhỏ, thêm nước lọc lấy nước cốt, pha loãng ngậm, súc họng 3 lần trong ngày.
Chữa hắc lào, ghẻ: Dùng lá muồng trâu tươi giã nát với ít muối xát vào vết ghẻ, hoặc lấy nước cốt bôi lên chỗ bị hắc lào, ghẻ.
Hỗ trợ chữa bệnh nóng gan, táo bón, phù thũng, đau gan vàng da: Dùng lá, cành, rễ muồng trâu sao vàng sắc uống hàng ngày thay trà.
Lá muồng trâu khô chưa có một công trình khoa học của việt nam nào nghiên cứu kỹ nhưng trong dân gian sử dụng rất nhiều, đắc biệt là sổ độc, một số dùng cho bệnh nhân ung thư.
Ứng dụng chữa bệnh lá cây muồng trâu
1. Chữa táo bón do nhiệt
Lấy 20g muồng trâu, 20g chút chít và 6g đại hoàng, sắc cùng 500ml nước uống trong ngày, dùng liên tục 5 ngày sẽ thấy hiệu quả. Hoặc dùng lá muồng trâu tươi giã nát vắt lấy nước cốt uống.
2. Chữa lang ben
Hái 1 nắm lá muồng trâu tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi cùng một vài hạt muối rồi dùng nước đó để tắm, thực hiện kiên trì mỗi ngày 1 lần, hoặc trực tiếp giã nát lá đắp lên vùng da bị bệnh, ngày thực hiện 2-3 lần.
3. Trị hắc lào, ghẻ
Lá muồng trâu rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, thêm một vài hạt muối rồi bôi lên vùng da bị bệnh.
(theo Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội)
4. Điều trị thấp khớp
Dùng 40g cây muồng trâu, 30g cây vòi voi, 20g tang sinh ký, 20g quế chi, 20g dứa dại, 20g rễ cỏ xước, tất cả sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong 7-10 ngày.
(theo Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội)
5. Chữa mẩn ngứa ngoài da
Lấy lá muồng trâu rửa sạch, sắc đặc dùng để tắm hoặc giã nát đắp trực tiếp lên da. Ngoài ra, có thể dùng cuống lá và quả khô không hạt 5-20g, ngâm trong 1 lít nước đun sôi, sau đó uống 1 cốc nhỏ vào buổi tối.
6. Giảm đau do viêm họng
Hái 1 nắm lá muồng trâu rửa sạch, giã nhuyễn và thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt, sau đó pha thêm nước dùng để súc miệng và họng 3 lần trong ngày.
(theo Lương y Bùi Hồng Minh – Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội)
7. Chữa ban chẩn
Lấy 8g lá muồng trâu, 10g hương bài, 8g ké đầu ngựa, 8g mùi tàu, 8g đọt tre non, 6g mức hoa trắng, 2g đăng tâm, 4g trần bì, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
8. Trị bệnh vảy nến
Dùng lá và ngọn cây muồng trâu tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm nước cốt rồi thoa lên vùng da bị bệnh, để khô trong 1 giờ rồi rửa lại với nước và lau khô, thực hiện 2-3 lần trong ngày.
9. Chữa viêm thần kinh tọa
Lấy 24g muồng trâu, 20g cây lức, 12g thần thông, 12g rễ nhàu, 12g kiến cò, 8g đỗ trọng, đun sôi lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang trong 7-10 ngày.
10. Chữa phù thũng, nóng gan, đau gan vàng da
Lấy cành, lá và rễ cây muồng trâu đem sao vàng rồi sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày.
(theo Lương y Bùi Hồng Minh – Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội)
11. Chữa mày đay
10g lá muồng trâu, 12g ké đầu ngựa, 15g hà thủ ô, 15g rau má, 12g cam thảo đất, 12g cam thảo dây, 10g rau ngót, 12g rau sam, 8g đậu săng, 10g nhân trần, 12g rau đắng đất, 10g lá mã đề, 10g khổ sâm, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
MUỒNG TRÂU TRONG TÀI LIỆU
12. Giải độc, kích thích tiêu hóa
Lấy 4g muồng trâu, 8g cỏ mực, 8g rau má, 8g cỏ mần trầu, 8g ké đầu ngựa, 8g cam thảo đất, 8g rễ cỏ tranh, 4g gừng tươi, 4g củ sả, 4g vỏ quýt, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý
Những người có tỳ vị hư hàn thường hay bị lạnh bụng hay tiêu chảy không nên uống lá muồng trâu, vì sẽ gây tiêu chảy. Không nên dùng quá nhiều lá muồng trâu và trong thời gian dài.
Lá muồng trâu chủ yếu được lấy từ miền tây, san phẩm đã được phơi khô, chúng tôi không bán hàng tươi chính vì thế quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi.
Lá muồng trâu sử dụng để làm thuốc xổ cũng khá tốt, cây thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị bênh ung bướu tác dụng xổ độc
Lá muồng trâu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Thực nghiệm trên chuột cống trắng bị xơ gan cho thấy cao lá muồng trâu có thể ức chế quá trình xơ. Hợp chất anthraquinone trong cây muồng trâu có tác dụng trong điều trị các bệnh da liễu như vẩy nến, hắc lào, lang ben, dị ứng, mẩn ngứa,...
Phần lá, quả và rễ cây muồng trâu có nhiều chất chữa bệnh, nhất là bệnh ngoài da. Có rất nhiều bài thuốc từ lá muồng trâu tươi và lá muồng trâu khô hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Uống lá muồng trâu có tác dụng đầu tiên là sát trùng và kháng khuẩn, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, làm dịu da, giảm ngứa
Theo Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, muồng trâu còn có tên muồng lác, thuộc họ đậu. Đây là cây nhỡ cao từ 1 đến 2m, ít phân cành. Lá lớn có cuống dài từ 30 đến 40cm, hơi có rìa, mang từ 8 đến 12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám. Cây ra hoa kết quả vào mùa đông.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây muồng trâu bao gồm lá, thân cây muồng trâu cành và rễ cây. Trong đó, lá và thân cành thu hái vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô còn rễ thu hái vào mùa thu, sau đó phơi khô.
Muồng trâu có vị hơi đắng, mùi hắc, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Muồng trâu được dùng làm thuốc chữa táo bón (lá, cành, rễ sắc uống), phù thũng, đau gan, vàng da (lá, cành, rễ sắc uống thường xuyên như chè). Liều dùng của muồng trâu tùy theo từng mục đích chữa bệnh, từ 4 đến 12g để nhuận tràng, từ 20 đến 40g để tẩy.
Khi dùng ngoài, muồng trâu có thể chữa hắc lào, bệnh tokelo, herpes loang vòng. Lá muồng trâu giã nát lấy nước cốt, bôi ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch, cạo cho tróc vảy hắc lào. Hoặc cũng có thể lấy lá tươi vò nát rồi xát vào phần bị bệnh. Lá muồng trâu còn dùng chữa bệnh ghẻ của người và động vật với phương thức dùng lá nấu nước tắm và xát vào chỗ ghẻ lở.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, đối với phụ nữ có thai, muồng trâu dùng trong phải hết sức thận trọng.
Một số bài thuốc có muồng trâu trong y học dân gian:
- Chữa táo bón: Muồng trâu 20g, chút chít 20g, đại hoàng từ 4 đến 6g. Tất cả sắc uống trong ngày.
- Chữa hắc lào (2 bài thuốc):
+ Lá muồng trâu tươi giã nát, lấy nước bôi. Thêm ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng càng mạnh hơn.
+ Lá muồng trâu đem nghiền nát, đổ vào đó nước đun sôi có pha natri fluorid, để yên trong 24h rồi lọc qua vải. Thêm vào bã ít cồn 90o, ngâm 24h rồi ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước lại, có tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri fluorid. Có thể chế thuốc mỡ 1/5 từ cao.
Muồng trâu là loại thực vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện nay được du nhập sang nhiều nước có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây được trồng để làm cảnh và mọc hoang nhiều nơi, tập trung nhiều nhất ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, các tỉnh phía nam, miền tây… Quả được thu hái vào tháng 10 – 12 hằng năm, dùng tươi hoặc có thể phơi khô để dùng dần.
Tuyên bố trách nhiệm: ( thông tin trên mang tính chất tham khảo, khi sử dụng cần hỏi ý kiến Bác Sĩ )
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Gọi Đặt Hàng : 0948808065 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h